Mẫu đơn làm lý lịch tư pháp tại Thái Nguyên

Lý lịch tư pháp 0 lượt xem
Mẫu 03 làm lý lịch tư pháp

Mẫu đơn làm lý lịch tư pháp cho công dân gồm 2 mẫu: Mẫu số 03Mẫu số 04. Các mẫu đơn này được quy định trong thông tu 13/2011 của Bộ Tư pháp.

 

Mẫu số 03 – Dành cho cá nhân tự làm Lý lịch tư pháp

Trường hợp công dân tự đi làm lý lịch tư pháp, thì sử dụng mẫu số 03 này.

Mẫu 03 được ban hành trong thông tư 13/2011 của Bộ Tư pháp.

Tải Mẫu số 03.2013

Mẫu 03 làm lý lịch tư pháp
Mẫu 03 làm lý lịch tư pháp

Lưu ý khi điền mẫu đơn số 03:

1. Mục Tên tôi là:  Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.

2. Mục nơi sinh: Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.

4. Mục số 10: Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.

5. Khai quá trình làm việc: Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.

6. Số lượng phiếu lý lịch tư pháp yêu cầu cấp: 2. Nếu muốn lấy thêm, thì sẽ mất thêm 5000/1 phiếu kể từ phiếu thứ 3.

 

Mẫu số 04 – Ủy quyền cho người khác làm Lý lịch tư pháp

Trường hợp có ủy quyền cho người khác làm LLTP, thì sử dụng mẫu số 04.

Tải Mẫu số 04

MẪU 04 ỦY QUYỀN LÀM LLTP
MẪU 04 ỦY QUYỀN LÀM LLTP

Lưu ý khi khai mẫu số 04:

1. Họ và tên người được ủy quyền hoặc của cha/mẹ người chưa thành niên; ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.

2. Địa chỉ phải ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Ghi rõ địa chỉ để liên lạc khi cần thiết.

4. Mục 8.1: Ghi rõ mối quan hệ trong trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền; trong trường hợp này không cần có văn bản ủy quyền.

6. Mục 8.2: Ghi rõ trong trường hợp có văn bản ủy quyền.

7. Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.

8. Mục số 10: Trường hợp là người chưa thành niên dưới 14 tuổi thì không phải ghi nội dung này.

9. Mục kê khai quá trình cư trú: Kê khai quá trình cư trú, nghề nghiệp, nơi làm việc từ khi từ 14 tuổi trở lên.

Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.

Chỉ được ủy quyền cho người khác làm Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

 

Sự khác nhau giữa phiếu LLTP số 1 và LLTP số 2

Phiếu lý lịch tư pháp số 1: là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2: là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

 

Liên hệ với Visa Thái Nguyên theo Hotline – 0988378381 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí 24/7!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *